Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều hiện tượng thú vị xảy ra. Một trong số đó có thể kể đến hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt. Vậy hiện tượng dính ướt và không dính ướt là gì? Trong bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ví dụ về hiện tượng dính ướt và không dính ướt để các bạn có thể hiểu hơn về nó nhé.
Hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt là gì?
Hiểu một cách đơn giản, hiện tượng dính ướt là hiện tượng mà một vật liệu nào đó bị dính chất lỏng và bị ướt. Lúc này, chất lỏng sẽ lan rộng ra trên bề mặt tiếp xúc và có hình dạng bất kỳ.
Hiện tượng không dính ướt thực chất là hiện tượng vật liệu đó khi tiếp xúc với chất lỏng và vật giữ nguyên được trạng thái khô ráo. Còn đối với chất lỏng thì sẽ có xu hướng co tròn lại thành một khối cầu sau đó bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.
Khi so sánh về hiện tượng dính ướt và không dính ướt ta thấy xảy ra như sau: Nếu khi ta thả một giọt nước vào bề mặt của vật liệu dính ướt (bề mặt vật liệu sẽ bị ướt) thì ta nhìn thấy hiện tượng là giọt nước sẽ bị lan rộng ra thành hình có dạng bất kỳ.
Ngược lại, khi thả một giọt nước vào bề mặt vật liệu không dính ướt (bề mặt vật liệu vẫn khô ráo), dưới tác dụng của lực căng bề mặt giúp giọt nước sẽ có tròn lại và bị mẹ xuống do tác dụng của trọng lực. Khi đó, tại thành bình tiếp xúc với phần chất lỏng nếu bị dính ướt tại đó sẽ có dạng khum lõm. Đối với không dính ướt thì tại thành bình sẽ có dạng mặt khum lồi.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng dính ướt và không dính ướt đối với chất lỏng đựng bình
Trước khi tìm hiểu về các ví dụ hiện tượng dính ướt và không dính ướt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ nguyên nhân xảy ra hiện tượng dính ướt và không dính ướt đối với chất lỏng đựng bình.
Có thể nhận ra rằng, khi chất lỏng đựng trong bình, tại phần tiếp giáp với thành bình sẽ có lực hút giữa phân tử chất lỏng với phân tử chất rắn của thành bình.
Trường hợp, lực hút giữa phân tử chất rắn (của thành bình) lên các phân tử chất lỏng lớn hơn lực hút của các phân tử chất lỏng (bên trong chất lỏng) lên các phân tử chất lỏng ở thành bình. Khi đó, lực này sẽ kéo các phân tử chất lỏng dâng lên tạo thành mặt khum lõm gây nên hiện tượng dính ướt.
Trường hợp ngược lại, nếu giữa các phân tử chất lỏng (bên trong chất lỏng) lên các phân tử chất lỏng ở thành bình lớn hơn lực hút phân tử chất rắn lên các phân tử chất lỏng tại vị trí gần thành bình. Khi đó lực này sẽ kéo các phân tử chất lỏng xuống tạo thành mặt khum lồi gây nên hiện tượng không dính ướt.
Ngoài ra, các trường hợp chất lỏng không đựng trong bình mà tiếp xúc với vật liệu giải thích tương tự, tuy nhiên trong trường hợp này còn có yếu tố của trọng lực nên hình dạng của khối chất lỏng không đồng nhất.
Ví dụ về hiện tượng dính ướt và hiện tượng dính ướt trong cuộc sống hằng ngày
Một số ví dụ cụ thể về hiện tượng dính ướt và không dính ướt trong tự nhiên được kể đến dưới đây.
Ví dụ 1: Nhỏ một giọt nước lên mặt thủy tinh sạch thì nước chảy lan ra, còn nhỏ một giọt thủy ngân lên mặt thủy tinh đó thì nó lại thu về dạng hình cầu (hơi dẹt do tác dụng của trọng lực).
=> Người ta nói nước dính ướt thủy tinh, còn thủy ngân không dính ướt thủy tinh.
Ví dụ 2: Nhỏ giọt nước lên bàn thủy tinh phủ một lớp nilon thì ta thấy giọt nước sẽ vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực, vì nước không dính ướt với nilon.
Ví dụ 3: Muốn loại bỏ bẩn quặng người ta nghiền quặng thành hạt nhỏ rồi đổ vào nước có pha dầu chỉ dính ướt quặng và quấy lên. Thực tế, hỗn hợp hai chất lỏng đó có chứa những bọt không khí bọc trong những màng dầu. Do dầu chỉ dính ướt quặng nên quặng bám vào các màng dầu bao quanh bọt khí và các hạt quặng nổi lên cùng với bọt khí. Trong khi đó, bẩn quặng thì chìm xuống đáy.
Ví dụ 4: Nhỏ giọt nước lên bề mặt lá sen hoặc lá khoai môn, ta thấy giọt nước cọ tròn, dẹt xuống do sức nặng. Ta nói nước không làm dính ướt lá khoai môn hoặc lá sen.
Ví dụ 5: Kim dính mỡ không bị nước làm dính ướt và màng căng bề mặt của nước tại chỗ đó hơi lõm xuống làm cho lực căng hưởng đến cân bằng với trọng lực của kim hướng xuống. Kết quả kim dính mỡ không bị chìm mà có thể nổi trên mặt nước.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về ví dụ hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Qua những ví dụ nêu trên, chúng ta có thể giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, bạn sẽ thấy cuộc sống rất có nhiều điều thú vị phải không nào.