Mang thai lần đầu là một trải nghiệm vô cùng mới mẻ đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Mẹ sẽ trải qua những cung bậc cảm xúc vui vẻ xen lẫn lo âu với những thay đổi trong cơ thể của mình. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm sinh con lần đầu để mẹ không bỡ ngỡ, có sự chuẩn bị tốt nhất cho thời điểm này.
1. Dự đoán thời điểm sinh
Việc dự đoán thời điểm sinh sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong quá trình chuẩn bị đón thành viên mới.
- Để dự đoán ngày sinh, mẹ cần ghi nhớ ngày đầu tiên của chu kỳ cuối cùng. Bằng công thức: Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng làm mốc, cộng thêm 7 ngày, rồi cộng thêm 9 tháng mẹ có thể dự đoán ngày sinh của bản thân. Tuy nhiên, cách tính này chỉ phù hợp với những mẹ có chu kỳ đều đặn từ 28 đến 32 ngày.
- Mẹ cần thường xuyên thăm khám, siêu âm để được bác sỹ cung cấp thông tin chi tiết và chuẩn xác nhất. Việc tính tuổi thai nhi thông qua siêu âm cũng chỉ mang tính chất tương đối, có thể tạo ra chênh lệch nhất định từ 3 đến 5 ngày.
Mẹ có thể tính ngày dự sinh để chuẩn bị sẵn sàng cho trải nghiệm lần đầu của mình
2. Bổ sung dinh dưỡng cần thiết
Trong suốt những tháng mang thai, mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bản thân. Bởi giờ đây, mẹ cần bổ sung nguồn dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng.
Vì vậy, mẹ hãy bổ sung đầy đủ những nguồn dinh dưỡng thiết yếu bao gồm:
- Thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, rong biển,…
- Thực phẩm giàu chất sắt: lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt gà, rau dền, các loại cá…
- Thực phẩm giàu canxi: các loại đậu, sữa bò, sữa dê, các sản phẩm từ hạt, hạnh nhân, yến mạch, súp lơ xanh,…
- Thức ăn giàu vitamin C: chanh, cà chua, đu đủ, cam, dâu tây,…
- Những món giàu acid folic: rau dền, cải bó xôi, các loại hạt và đậu…
- Thực phẩm chứa vitamin A: cà rốt, khoai lang, gấc, rau cải bó xôi
Mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ nhất cho sự phát triển của bé
3. Tham gia lớp học tiền sản
Một kinh nghiệm sinh con lần đầu vô cùng hữu ích cho mẹ đó chính là tham gia vào những lớp học tiền sản. Tại nhiều cơ sở y tế, bệnh viện sản đã tổ chức các lớp học cung cấp đầy đủ kiến thức cần thiết, hữu ích trong việc chăm sóc trước, trong và sau sinh cho cả mẹ và bé.
Thai giáo: Đây là phương pháp nuôi dạy con từ khi còn trong bụng mẹ. Các bài học mang lại hiệu quả vô cùng tích cực, giúp kích thích các giác quan của con và tăng cường trí não của trẻ,…
Tình dục an toàn khi mang thai: Lần đầu mang thai, chắc chắn cả bố và mẹ đều cảm thấy vô cùng bỡ ngỡ. Những lớp học tiền sản về tình dục khi mang thai giúp bố mẹ nắm được những mốc thời gian quan trọng khi quan hệ trong lúc mang thai.
Nhận biết dấu hiệu sắp chuyển dạ: Khi mẹ đã ngừng tăng cân, thậm chí tụt vài kg chính là dấu hiệu sắp tới giai đoạn “vượt cạn” do lượng nước ối trong cơ thể mẹ đang giảm xuống. Khi sắp sinh, mẹ bầu cũng thường xuyên bị chuột rút, đau ở phần lưng và 2 bên hàng nhiều hơn.
Dấu hiệu mẹ sắp sinh con: Theo kinh nghiệm sinh con lần đầu của nhiều mẹ, nếu gặp phải một trong số những dấu hiệu sau cho thấy mẹ đang chuyển dạ và sắp sinh con. Cụ thể:
- Buồn đi vệ sinh: Do em bé đã ổn định ngôi thai, đầu đã vào xương chậu tạo nên áp lực lên trực tràng khiến mẹ thường xuyên có cảm giác buồn đi vệ sinh.
- Rau máu cá: Đây cũng là một trong số những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con do dịch nhầy âm đạo ra nhiều và có lẫn máu.
- Cơn co thắt tử cung đến nhiều hơn và có quy luật: Nếu mẹ cảm thấy đau mỏi vùng thắt lưng, lặp lại khoảng 30 phút 1 lần và có cường độ tăng dần cũng chính là dấu hiệu cơn chuyển dạ thực sự đang đến.
- Vỡ ối: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, thời điểm sinh em bé của mẹ chỉ cách lúc vỡ ối khoảng vài tiếng đồng hồ mà thôi.
Tham gia những lớp học tiền sản giúp mẹ trang bị đầy đủ kiến thức chăm sóc bé ngay từ trong bụng
4. Chuẩn bị chi phí sinh và nuôi con
Chi phí sinh và nuôi con cũng là một yếu tố quan trọng mà những mẹ bầu lần đầu cần chuẩn bị. Trước khi sinh, mẹ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, phù hợp với điều kiện tài chính để thực hiện ca phẫu thuật quan trọng nhất trong đời.
Chi phí của mỗi lần sinh cũng phụ thuộc hoàn toàn vào những yếu tố như mẹ sinh thường hay sinh mổ, có bảo hiểm y tế hay không, có đi đúng tuyến hay không….
Một khoản chi phí nữa ngoài việc đi sinh mà mẹ cần tính đến nữa là chi phí mua đồ đi sinh. Mẹ cần list ra những đồ cần mua, tham khảo giá bạn bè, người thân, trên các sàn thương mại điện tử và các cửa hàng gần nhà để biết được mức giá chung. Mẹ có thể đọc ngay bài tổng hợp giá bỉm dán sơ sinh của các thương hiệu trên Shopee để tham khảo nhé.
Bên cạnh đó, để đảm bảo bé được phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần, cha mẹ cũng cần chuẩn bị tinh thần vê khoản chi phí trong tương lai khi nuôi con trẻ.
Cha mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng chi phí sinh và nuôi bé trong tương lai
5. Danh sách đồ chuẩn bị đi sinh
Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng và giấy tờ sau khi đi sinh, bao gồm:
5.1. Giấy tờ tùy thân và sổ khám thai:
Giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế luôn được các cơ sở y tế, bệnh viện yêu cầu bệnh nhân xuất trình khi nhập viện. Ngoài ra, mẹ cũng cần mang theo sổ khám thai cho bác sĩ nghiên cứu và đưa ra lời khuyên phù hợp về việc sinh thường hay sinh mổ.
5.2. Đồ dùng cho mẹ
Khi đi sinh bé, mẹ cần mang theo những vật dụng vệ sinh cá nhân, băng vệ sinh để dùng cho quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, mẹ cũng cần chuẩn bị quần áo để mặc lúc xuất viện, bông gòn, mũ chụp đầu, bỉm quần,…
5.3. Đồ dùng cho bé
Mẹ nên mang theo 5 – 7 bộ quần áo, mũ che thóp, bao tay, bao chân, mũ đội đầu, khăn quấn, chăn ủ… Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm bình sữa, sữa bột, bỉm dán tốt cho trẻ sơ sinh…
Các đồ dùng này mẹ cần căn cứ vào thời điểm sinh con là mùa đông hay mùa hè để lựa chọn thêm hoặc bớt sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra hiện nay ở các cơ sở y tế cũng đã có căng tin bán đầy đủ vật dụng cần thiết nên mẹ có thể cân nhắc về vấn đề này.
Chuẩn bị những vật dùng cần thiết cho những ngày tháng quan trọng nhất trong đời mẹ
Như vậy, chúng tôi hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm sinh còn lần đầu trên sẽ giúp ích cho mẹ. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, mẹ hãy để lại bình luận để được tư vấn chi tiết nhất nhé. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!