Hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa tuyển sinh. Các bạn khối 12 đang rục rịch chọn trường và chọn ngành. Tại sao không nên học ngành ngôn ngữ anh? Cùng theo dõi bài viết sau đây để rõ hơn vấn đề này nhé.
Ngôn ngữ học là một ngành chung
Về cơ bản ngành ngôn ngữ học là ngành chung, không có ngành ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, hay Trung… việc trường đào tạo bằng tiếng gì chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức của môn học.
Hiện nay giáo trình đào tạo ngôn ngữ anh tại các trường đại học có nhiều bất cập
Chương trình đào tạo ngôn ngữ anh hiện nay có quá nửa số thời gian đào tạo dành cho các kỹ năng nghe nói đọc viết. Phần kiến thức về ngôn ngữ học cực kỳ ít ỏi, chỉ như cưỡi ngựa xem hoa. Các tiết học chỉ chuyên về lý thuyết mà chua đề các phương pháp thực hành. Chưa xứng tầm nghiên cứu ngôn ngữ.
Học ngôn ngữ Anh khó định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Một trong các lý do tại sao không nên học ngành ngôn ngữ anh là xu hướng ngày nay tiếng anh chỉ như một công cụ trợ giúp để dễ dàng hơn trong công việc, hỗ trợ công việc đạt hiệu quả một cách tốt hơn. Nếu bạn chỉ biết nhàng nhàng tiếng anh mà không có một trình độ chuyên môn cụ thể thì thực sự rất khó có vị trí quan trọng trong công việc.
Các trường đại học hàng đầu nước ta, hiện nay vẫn tập trung mũi nhọn đào tạo cử nhân với định hướng nghề phiên dịch. Như vậy có vẽ chậm hơn khá nhiều so với thời đại. Thời đại ngày nay, Học sinh Việt Nam bắt đầu học tiếng anh từ khi còn rất trẻ, đến một lúc nào đó đa số người Việt có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh, vậy lúc đấy bạn phiên dịch cho ai? Một điều nữa là, chắc chắn nghề phiên dịch sẽ không dành cho những bạn có trình độ nhàng nhàng.
Nếu dịch văn học thì e rằng bạn chỉ có giỏi tiếng Anh thôi là chưa đủ, còn cần tới khả năng cảm thụ văn học, giỏi tiếng mẹ đẻ. Mà hiện nay số lượng giáo viên có thể dịch văn học ở các trường đại học chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn nếu phiên dịch tinh hoa lại càng không dành cho các đối tượng đại trà vì đơn giản nếu dịch vớ vẩn như thời đại trước khi đa số người mù tiếng anh thì không cần thiết nữa. Còn nếu dịch cho một số ít thì cũng cần phải có sự lựa chọn đối tượng cụ thể. Có nghĩa là rất ít người có khả năng làm phiên dịch tinh hoa. Và muốn là được việc này thì cũng cần có đội ngũ phiên dịch tinh hoa đào tạo. Nhưng lấy đâu ra lực lượng như vậy đẻ có thể thực hiện đào tạo đại trà.
Còn nếu bạn học cử nhân ngôn ngữ Anh xong rồi đi làm những công việc chạy bàn, tiếp tân, thư ký này nọ…thì cần gì bạn phải học đại học chỉ cần học một vài chương trình ngắn hạn lấy chứng chỉ quốc tế thế là xong.
Hiện nay các cử nhân ngôn ngữ Anh học xong, đào tạo xong mà cuối cùng vẫn không xác định nổi trình độ tiếng Anh của mình theo chuẩn quốc tế ở bậc bao nhiêu ( chuẩn Tây) thì thử hỏi học ngôn ngữ Anh để làm gì?
Học ngôn ngữ anh có định hướng phiên dịch nhưng lấy dịch tin tức làm chủ đạo thì cũng không phải là đất sống tương lai cho các phiên dịch. Còn dịch chuyên ngành sâu thì lại càng không có khả năng đào tạo, Bởi một điều đơn giản là muốn đào tạo được thì cần có kiến thức chuyên sâu về ngành nghề cụ thể đó. Trong khi đến chương trình đơn giản nhất là môn tiếng Anh chuyên ngành cũng không được đào tạo ở chương trình cử nhân ngôn ngữ học Anh (hay bất cứ ngôn ngữ nào khác).
Trong khi đó các môn cơ sở ngành khác như phân tích văn bản, phong cách văn học, ngữ nghĩa học cũng dần bị loại bỏ khỏi chương trình đào tạo. Vậy bạn học ngôn ngữ anh là học gì? hay chỉ học để biết nghe nói đọc viết tiếng anh.
Vậy tại sao thay vì học ngành ngôn ngữ anh. Các bạn học sinh không chọn con đường ngắn hơn là học các môn học bằng tiếng mẹ đẻ nhưng tiếng anh đủ giỏi ( theo chuẩn quốc tế). Cũng vào khoảng thời đó bạn có thể học cho mình một chuyên ngành cụ thể, có thể đọc nhiều sách khác nhau bằng thứ tiếng mình giỏi nhất. Dùng tiếng Anh theo chuẩn quốc để hỗ trợ cho công việc và sự nghiệp có phải tốt hơn không.
Với những lý do trên các em học sinh hãy cẩn trọng khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình. mong rằng các em sẽ lựa chọn được đúng ngành mình đam mê để có thể phát huy hết khả năng và thế mạnh của bản thân.